THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG AN SỐ 12/2002/TT-BCA(A11)
NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 2002 H
ƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH
SỐ 33/2002/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH

BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ N
ƯỚC

 

Ngày 28/3/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước. Căn cứ Điều 31 của Nghị định, Bộ Công an hướng dẫn thêm một số điểm để thực hiện Nghị định của Chính phủ như sau:

1. Lập danh mục bí mật nhà nước, sửa đổi, bổ sung, giải mật danh mục bí mật nhà nước

A. Căn cứ vào quy định tại các điều 5, 6 và 7 của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức đối chiếu để xác định phạm vi bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật của cơ quan, đơn vị, báo cáo theo hệ thống dọc đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp, xem xét lập danh mục bí mật nhà nước theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ.

Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật được gửi đến Bộ Công an để thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Danh mục bí mật nhà nước độ Mật gửi Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

B. Vào quý I hàng năm, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét danh mục bí mật Nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương mình đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt ban hành; trường hợp thấy danh mục không còn phù hợp, cần thay đổi độ mật, cần giải mật hoặc xác định những nội dung mới cần được bảo mật, thì làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước hoặc thay đổi độ mật, giải mật danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương mình.

2. Quy định về độ mật và mẫu con dấu độ mật

A. Quy định độ mật đối với tài liệu, vật mang bí mật nhà nước

Căn cứ vào Danh mục bí mật Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức, địa phương phải có văn bản quy định cụ thể:

- Loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật;

- Loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ Tối mật;

- Loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ Mật;

B. Trách nhiệm xác định độ mật

Căn cứ vào các quy định trên, khi soạn thảo tài liệu có nội dung bí mật nhà nước, người soạn thảo tài liệu phải đề xuất độ mật của từng tài liệu; người duyệt ký tài liệu có trách niệm quyết định việc đóng dấu độ mật (Tuyệt mật, Tối mật, Mật) và phạm vi lưu hành tài liệu mang bí mật Nhà nước.

MËt

 

c. Mẫu con dấu các độ mật

- Mẫu con dấu “Mật”:

 

 

Hình chữ nhật, kích thước 20 mm x 8 mm, có đường viền xung quang, bên trong là chữ “Mật” in hoa nét đậm, cách đều đường viền 2 mm.

Tèi mËt

- Mẫu con dấu “Tối mật”:

 

 

Hình chữ nhật, kích thước 30 mm x 8 mm, có đường viền xung quang, bên trong là chữ “Tối Mật” in hoa nét đậm, cách đều đường viền 2 mm.

TuyÖt mËt

- Mẫu con dấu “Tuyệt mật”:

 

Hình chữ nhật, kích thước 40 mm x 8 mm, có đường viền xung quang, bên trong là chữ “Tuyệt Mật” in hoa nét đậm, cách đều đường viền 2 mm.

- Mẫu con dấu thu hồi tài liệu bí mật Nhà nước:

Tµi liÖu thu håi

Thêi h¹n........................

 

 

 

 

Hình chữ nhật, kích thước (80 mm x 15 mm) có đường viền xung quanh, bên trong có hai hàng chữ, hàng trên là hàng chữ in hoa nét đậm “Tài liệu thu hồi”, hàng dưới là chữ “Thời hạn” in thường ở đầu hàng và các dấu chấm cho đến hết, chữ ở các hàng cách đều đường viền 2mm.

Dấu thu hồi tài liệu mang bí mật nhà nước sử dụng trong trường hợp tài liệu mật chỉ được phát ra trong một thời gian nhất định, người sử dụng chỉ được sử dụng trong thời hạn đó rồi nộp lại cho nơi phát tài liệu. Khi đóng dấu “Tài liệu thu hồi” vào tài liệu phát ra, ở dòng thời hạn phải ghi rõ thời gian thu hồi tài liệu trước ngày, giờ cụ thể.

- Mẫu con dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”:

ChØ ng­êi cã tªn míi ®­îc bãc b×

 

Hình chữ nhật, kích thước 100 mm x 10 mm, có đường viền xung quang, bên trong là hàng chữ “Chỉ người có tên mới được bóc bì” in thường nét đậm, cách đều đường viền 2 mm.

Dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì” sử dụng trong trường hợp chuyển tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ Tuyệt mật mà chỉ người nhận mới được bóc bì để bảo đảm bí mật của tài liệu, ngoài bì ghi rõ tên người nhận, bộ phận chuyển tài liệu phải chuyển tận tay người có tên trên bì.

Mực dùng để đóng các loại con dấu trên là mực màu đỏ tươi.

Bộ phận văn thư xử lý tài liệu mang bí mật nhà nước của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và đóng các loại con dấu trên theo sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền xác định độ mật theo quy định.

3. Vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước

A. Vận chuyển tài liệu, vật mang bí mật nhà nước

Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước khi vận chuyển phải được đựng trong bao bì chắc chắn bằng vật liệu phù hợp; khi cần thiết phải niêm phong theo quy định; có phương tiện vận chuyển bảo đảm an toàn trong mọi tình huống; trường hợp xét thấy cần thiết thì phải bố trí người bảo vệ việc vận chuyển các tài liệu, vật đó.

B. Giao, nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước

Mọi trường hợp giao, nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước giữa những người: Người dự thảo, văn thư, giao thông viên, người có trách nhiệm giải quyết, người lưu giữ, bảo quản.... Đều phải vào sổ, có ký nhận giữa bên giao và bên nhận.

B.1. Gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước

Việc gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải thực hiện theo các quy định sau:

- Vào sổ: Trước khi gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải vào sổ “Tài liệu đi” để theo dõi. Sổ “Tài liệu đi” phải ghi đầy đủ các mục: Số thứ tự (đồng thời là số tài liệu gửi đi), ngày, tháng, năm, nơi nhận, trích yếu nội dung, độ mật, độ khẩn, người ký, ghi chú. Trường hợp gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” thì cột trích yếu nội dung chỉ được ghi khi người có thẩm quyền đồng ý. Tài liệu gửi đi phải cho vào bì dán kín và chuyển đến văn thư để làm bì ngoài gửi đi.

- Làm bì: Tài liệu mang bí mật nhà nước gửi đi phải làm bì riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc.

Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước “Mật” ngoài bì đóng dấu chữ C (con dấu chữ “C” in hoa nét đậm, nằm trong đường viền tròn, đường kính 1,5 cm)

Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước “Tối mật” ngoài bì đóng dấu chữ B (con dấu chữ “B” in hoa nét đậm, nằm trong đường viền tròn, đường kính 1,5 cm)

Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật”gửi bằng hai bì:

+ Bì trong: Ghi rõ số, ký hiệu của tài liệu, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật”. Nếu là tài liệu, vật gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”.

+ Bì ngoài: ghi như gửi tài liệu thường, đóng dấu ký hiệu chữ A (con dấu chữ “A” in hoa nét đậm, nằm trong đường viền tròn, đường kính 1,5 cm)

B.2. Nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước

- Mọi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gửi đến từ các nguồn đều phải qua văn thư vào sổ “Tài liệu mật đến” để theo dõi và chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết.

- Trường hợp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đến mà bì trong có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì” thì văn thư vào sổ số tài liệu ghi ngoài bì và chuyển ngay đến người có tên trên bì. Nếu người có tên ghi trên bì đi vắng thì chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết. Văn thư không được bóc bì.

- Trường hợp thấy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gửi đến mà nơi gửi không thực hiện đúng thủ tục bảo mật thì chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết, đồng thời thông tin lại nơi gửi để rút kinh nghiệm. Nếu phát hiện tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bị bóc, mở bao bì, lộ lọt bí mật nhà nước hoặc tài liệu, vật bị tráo đổi, mất, hư hỏng... Thì người nhận phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.

B.3. Thu hồi tài liệu mang bí mật nhà nước

Những tài liệu có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, văn thư phải theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng thời hạn. Khi nhận cũng như khi trả phải kiểm tra, đối chiếu bảo đảm tài liệu không bị thất lạc.

4. Lưu giữ, bảo quản, sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước

Mọi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được lưu giữ, bảo quản chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích.

Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước sau khi xử lý xong phải được phân loại, lưu giữ vào hồ sơ, cất vào tủ, hòm hoặc két sắt, không được tự động mang ra khỏi cơ quan. Trường hợp cần thiết phải mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đi công tác, mang về nhà riêng thì phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, phải đăng ký với bộ phận bảo mật và có phương án bảo mật chặt chẽ. Mọi trường hợp khi phát hiện tài liệu, vật mang bí mật nhà nước bị mất, tráo đổi, hư hỏng hoặc bí mật nhà nước bị lộ lọt phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp giải quyết kịp thời.

5. Thủ tục xét duyệt cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài

Cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam quan hệ tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài không được tiết lộ bí mật nhà nước. Việc cung cấp những thông tin thuộc bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải theo đúng quy định tại Điều 19 của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ.

Tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước có thể cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm: Cung cấp trong các cuộc hội thảo khoa học do người nước ngoài tổ chức hoặc có người nước ngoài tham gia; trao đổi tài liệu khoa học, mẫu vật trong quá trình hợp tác với các đối tác nước ngoài… Việc xin cấp có thẩm quyền duyệt cho phép cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ người hoặc tổ chức cung cấp tin; loại tin thuộc bí mật nhà nước sẽ cung cấp; tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ nhận tin; phạm vi, mục đích sử dụng tin.

Văn bản xin phép cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước độ Tối mật, gửi đến Tổng cục An ninh - Bộ Công an để trình Bộ trưởng Bộ Công an duyệt (trừ lĩnh vực quốc phòng). Văn bản xin phép cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước độ Mật được gửi đến người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thnàh phố trực thuộc Trung ương duyệt.

6. Thủ tục xin phép mang tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước ra nước ngoài

Người mang tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước ra nước ngoài phải có văn bản xin phép và được người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng ý; văn bản xin phép phải nêu rõ người mang tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước ra nước ngoài; tài liệu, vật sẽ mang đi; phạm vi, mục đích sử dụng. Khi xuất cảnh phải trình văn bản xin phép có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

7. Khu vực, địa điểm thuộc phạm vi bí mật nhà nước

Khu vực, địa điểm khi đã xác định thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải cắm biển cấm. Biển cấm gồm hai loại, quy định thống nhất như sau:

- Biển "Khu vực cấm" kích thước 80cm x 60cm, làm bằng vật liệu bền vững; chữ viết màu đen trên nền biển màu trắng; viết bằng hai thứ tiếng Việt và Anh; Dòng trên viết tiếng Việt, chiều cao hàng chữ là 20cm, dòng dưới viết tiếng Anh, chiều cao hàng chữ là 10cm (có mẫu kèm theo).

- Biển "Địa điểm cấm" kích thước 40cm x 25cm, làm bằng vật liệu bền vững; chữ viết màu đen trên nền biển màu trắng; viết bằng hai thứ tiếng Việt và Anh; Dòng trên viết tiếng Việt, chiều cao hàng chữ là 8cm, dòng dưới viết tiếng Anh, chiều cao hàng chữ là 6cm (có mẫu kèm theo).

Cơ quan, tổ chức, địa phương quản lý khu vực, địa điểm cấm phải xây dựng nội quy quản lý khu vực, địa điểm cấm và tổ chức công tác bảo vệ đảm bảo yêu cầu bảo mật.

8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước

- Bộ Công an tiến hành thanh tra định kỳ hoặc đột xuất trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thanh tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện các vụ, việc làm lộ, làm mất bí mật nhà nước xét thấy cần phải tiến hành thanh tra. Thanh tra định kỳ được tiến hành 5 năm một lần. Bộ Công an chọn một số cơ quan, tổ chức ở Trung ương và một số địa phương để thanh tra. Các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm phối hợp, cử cán bộ tham gia và tạo điều kiện để công tác thanh tra đạt kết quả.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 24 của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ.

- Bộ Công an căn cứ vào quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước. Người có hành vi phạm tội trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

- Khi có khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và các địa phương để giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

9. Xây dựng quy chế bảo vệ bí mật nhà nước

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương phải xây dựng quy chế bảo vệ bí mật nhà nước ở cơ quan, tổ chức, địa phương mình, nội dung của quy chế bảo vệ bí mật nhà nước phải căn cứ vào yêu cầu bảo mật ở cơ quan, tổ chức, địa phương và phù hợp với quy định của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước.

10. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 06-TT/BNV(A11) ngày 28/8/1992 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 84/HĐBT ngày 9/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành quy chế bảo vệ bí mật nhà nước.

Tổng cục An ninh có trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước. Các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vướng mắc nảy sinh, đề nghị báo cáo về Bộ Công an để hướng dẫn.

 

MẪU BIỂN “KHU VỰC CẤM” VÀ “ĐỊA ĐIỂM CẤM”

(Đính kèm Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13/9/2002)

 

 

 

Khu vùc cÊm

 

Restricted area

No trespassing

 

 

 

 

 

 

 

 

 

®Þa ®iÓm cÊm

Restricted place

No trespassing

 

 

 

Tên văn bản : Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước
Loại văn bản : Thông tư
Số hiệu : 12/2002/TT-BCA(A11)
Ngày ban hành : 13/09/2002
Cơ quan ban hành : Bộ Công An,
Người ký : Lê Hồng Anh,
Ngày hiệu lực : 28/09/2002
Văn bản liên quan : 0    Đóng